Tin theo lời hứa hẹn đầy hấp dẫn của những kẻ môi giới về một tương lai sáng lạn, việc nhẹ lương cao. Không ít người đã phải nhận lại trái đắng..
Quá túng quẫn
Gia đình chị P.T.H làm nghề nông đến nay đã được 10 năm. Tuy nhiên do đợt dịch Covid vừa rồi nên kinh tế gia đình gặp khó khăn lại cộng thêm mất mùa nên gia đình lại càng sa sút.
Thương cảnh gia đình, chị quyết định tìm một công việc khác để bươn trải. Được bạn bè trong xóm giới thiệu về một trung tâm xuất khẩu lao động.
Qua lời của người môi giới chị chỉ cần đăng kí, sẽ được đào tạo bài bản. Công việc nhẹ nhàng, thu nhập khủng. Người ta sẽ lo từ a-z cho đến khi chị đặt chân sang công ti nước ngoài. Kèm theo là những lời cam kết đảm bảo quyền lợi và chị có thể trở về nước bất cứ khi nào chị muốn.
Tin theo lời bọn chúng, chị H quyết định vay mượn để đăng kí đi. Sang đến Trung Quốc chúng nhốt chị cùng 5-6 người khác. Lúc này chị mới phát hiện mình đã bị lừa.
Một tuần không thấy liên lạc về cho gia đình, nhận thấy dấu hiệu bất thường gia đình bắt đầu lo lắng và đã báo công an. Cuối tháng 3/2023 chị H gọi điện về cho gia đình và nói là đã bị bắt bán qua đường biên giới. Trốn ra được, chị gọi điện về cầu cứu gia đình. Đầu tháng 4/2023 chị đã được trở về với gia đình. Chị là một trong số những người đã may mắn trốn thoát khỏi đường dây mua bán người - Chị H nghẹn ngào kể lại
Cách nhận diện hình thức “lừa đảo”
Thực tế cho thấy, số vụ lừa đảo không những đã tăng lên hàng năm mà diễn biến của nó cũng hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Thứ nhất: Cần tìm hiểu kĩ về thông tin của trung tâm xuất khẩu lao động, xem có đủ uy tín không.
Thứ hai:Người lao động có thể “chọn mặt gửi vàng” bằng cách kiểm tra thông tin tại các Sở LĐ-TBXH sở tại hoặc một biện pháp đơn giản là kiểm tra ngay trên website của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Để kiểm tra xem công ty xuất khẩu lao động đó có được cấp phép không, người lao động truy cập website:dolab.gov.vn, chọn mục doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Danh sách các đơn vị nào được phép đưa người đi, đơn vi đã nộp lại, bị thu hồi giấy phép (các công ty không được phép đưa người đi) đều được thể hiện rất rõ.
Thứ 3:Người lao động cần tìm hiểu, các công ty đó có đối tác nước ngoài trực tiếp hay không,
Quyền lợi của người xuất khẩu lao động
Theo quy định tại mục c khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 thì doanh nghiệp dịch vụ có nghĩa vụ “Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”
Tại mục e khoản 2 Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 cũng đã quy định cho các doanh nghiệp dịch vụ phải có nghĩa vụ:
“Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan tới người lao động."